Thứ Tư, 8 tháng 12, 2010

Tăng độ trung thành website bằng cách bounce rate

Để website hoạt động thành công, chúng ta cần người truy cập trung thành và quay lại những lần tiếp theo. Để làm được điều đó, chúng ta phải giảm chỉ số Bounce rate, các website được làm dịch vụ SEO tốt, nhưng thiếu quan tâm đến bounce rate sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ convert và sự tăng trưởng trong tương lai.

Hãy dành chút thời gian để quan sát và theo dỏi bounce rate của website bạn, thông số này được thống kê rất chi tiết trong Google analytics / Visiter. Nhưng website nào có tỷ lệ bounce rate trên 70%, thì cũng đừng băn khoăn là tại sao traffic vài trăm lượt truy cập 1 ngày, nhưng đơn đặt hàng thì chẳng có Cool, vì đơn giản là chỉ có chưa được 30% của còn số vài trăm đó cảm thấy thông tin trên website của bạn là có ích.

Hãy khác phục những nguyên nhân sau đây để giảm Bounce rate.

1. Web design & tính khả dụng: Nhưng thiết kế trong cách trình bày website là rất quan trọng trong vấn đề này. Theo nghiên cưu thì có đến 30% người được cho là sẻ rời website của bạn nếu họ phải trờ quá 30s và gấp đôi số đó nếu thời gian trờ lên đến 50s.

2. Nội dung: Đây là một vấn đề cũng quan trọng không kém, hãy chắc rằng trang đích của bạn chứa nội dung tập dung vào những vấn đề cụ thể liên quan đến những từ khóa cụ thể. Tránh trường lạc đề và không mang lại kết quả cụ thể.

3. Danh mục chính trên website: Đây cũng là một lý do thu hút người xem thích ở lại với website của bạn. Nhưng danh mục chính cần được bố chí hướng tới người dùng, sắp xếp khoa học dẫn tới những bài viết liên quan hoặc những chuyên mục liên quan đến vấn đề tìm kiếm của người dùng.

4. Vấn đề về kĩ thuật: Sự đa dạng của các trình duyệt web mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng, nhưng đồng thời cũng đẩy webmaster vào một cuộc chiến rắc rối, đó là làm vừa lòng tất cả các trình duyệt này. Bạn cần chắc chắn webiste của bạn hiện thị tốt trên mọi trình duyệt và không có hiện tượng don’t send hay not responding ^^

5. Lựa chọn từ khóa: Trong thế giới marketing online thì việc lựa trọn từ khóa tốt có thể đem lại cho website của bạn rất rất nhiều traffic từ số lượng người tìm kiếm từ khóa đó. Nhưng vấn đề ở đây là vì tham lam những từ khóa giàu tài nguyên đó mà bạn bỏ qua yếu tố người dùng ở đây. Một ví dụ và các bạn sẻ hiểu vấn đề này:

Cách đây vài tháng mình có một khách hàng làm về “thiết kế kiến trúc”, nhưng họ cứ khăng khăng là website của họ phải ranking cao với những từ khóa: “thiet ke” , “noi that” , “van phong” …, sau khi được mình phân tích và tư vấn thì họ mới đồng ý làm việc với những từ khóa như “thiet ke noi that”, “thiet ke van phong”… nhưng tư khóa liên quan trực tiếp đến nghanh nghề của họ. Và hiện tại website này đang rất thành công. Điều này chứng minh rằng những từ khóa short team (ngắn) tất nhiên sẻ có nhiều lượt tìm kiếm hơn, nhưng nó cũng bao hàm một ý nghĩa hoàn toàn khác nếu đăng sau nó là những từ khác nhau.

6. Ad copy: Nhưng mẫu quản cáo PPC trên các search engine có thể mang lại rất nhiều traffic cho website, nhưng khi những bản copy của các mâu quản cáo này được điều hướng hiển thị không đúng nội dung mà nó cần được dẫn tới, hoặc thông tin trên nhưng mẫu quản cáo được copy không thích hợp với nội dung trang hiển thị quảng cáo, nó có thể chỉ khiến bạn mất tiền vô ích.

7. Title và description: Nhưng phần title và description hiển thị màng tính chung chung hoặc không diễn giải đúng nội dung cả trang đích sẻ khiến website của bạn mất đi niềm tin từ người đọc.

8. Ranking không đúng từ khóa: Google rất thông minh, những vẫn chưa thông minh đến độ phần biệt được ngữ nghĩa của các từ gần gần giống nhau. Trường hợp ở đây có thể là “SEO” và “sẹo” hoặc “seo” của search engine optimization và “seo” của seo ju jin gì gì bên hàn ^^

9. Xây dựng backlink: Một vấn đề rất hi hữu những đôi khi các bạn rất dễ mắc phải, đó là xây dựng một lượng lớn backlink với nhưng anchor text chẳng liên quan gì đến website của bạn cả. Thủ thuật này cũng đươc dùng khá phổ biến trong việc đây nhanh việc xếp hạng PR của các SEOer mũ đen. Và điều tất yếu là những liên kết này sẻ dẫn đên một nội dung chẳng ăn nhằm gì với suy nghĩ của người dùng.

Hãy tham khảo thêm: quảng cáo google

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010

Bí quyết giúp website luôn có trong danh sách tìm kiếm

Ngoài dịch vụ quảng cáo trên Google để được lên TOP, bí quyết này có thể giúp website của bạn không chỉ thường xuyên có tên trong danh mục kết quả tìm kiếm mà còn được liệt kê ở vị trí trong tốp danh sách dẫn đầu của các trang Web tìm kiếm hiện nay.

1/Tiên phong trong việc đăng ký URL của website tại các nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm

Cách thức kinh doanh của các hãng cung cấp công cụ tìm kiếm tương tự như hình thức quảng cáo có sử dụng xuất bản định kỳ: Tập hợp các nội dung chắt lọc để thu hút người xem, rồi sau đó bán nó cho các nhà quảng cáo. Rõ ràng là các công cụ tìm kiếm nên để các nhà thiết kế nội dung đệ trình URL, bởi làm vậy sẽ tăng cường thêm giá trị của việc thu thập các trang chủ của công cụ tìm kiếm, việc này giúp cho trang công cụ tìm kiếm có thêm được một thành viên mới trong hộ khẩu của mình và rồi họ sẽ dễ dàng bán được các quảng cáo. Đối với các công ty qui mô nhỏ, việc đi tiên phong gửi đăng ký URL của một vài website là một quá trình khá dễ dàng, chỉ đơn giản là nhắp chuột vào nút “gửi đường link URL”. Những đường link như trên có thể dễ dàng tìm thấy ở một dạng hình thái hay site khác của các công cụ tìm kiếm thông dụng. Lưu ý, hãy cảnh giác với những website tuyên bố ba hoa rằng họ có thể gửi URL của bạn tới hàng trăm nhà cung cấp công cụ tìm kiếm. Trên thực tế, hiện có chưa đầy 10 nhà cung cấp công cụ tìm kiếm có tiếng mà bạn có thể tin tưởng như yahoo.com, google.com, ở Việt Nam có vinaseek.com hoặc panvietnam.com.

2. Thứ hạng tỉ lệ thuận với mức chi phí

Trên thực tế, có những lý do có cơ sở để bạn có thể bỏ tiền đầu tư vào khoản quảng cáo website của mình trên các site cung cấp dịch vụ tìm kiếm. Và tất nhiên, khoản chi phí bạn đóng góp càng cao thì độ ưu tiên cho website của bạn càng cao. Thường thì các nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm đưa ra các mức giá khác nhau cho từng thứ hạng ưu tiên khác nhau.

3. Biến đổi nội dung để lọt vào các phần mềm lọc thông tin và liệt kê

Các chương trình phần mềm liệt kê kết quả tìm kiếm, có tên hiệu “con nhện” (spiderbot), phản hồi cách chúng lướt qua các trang web ra sao, ghi lại một số thông tin, diện mạo của từng trang, trong đó có cả text. Trong bản ghi, danh sách các thông tin được tạo ra và liệt kê lại, “con nhện” nhận dạng tần số của các từ đặc thù trong một trang và đây sẽ là một phần của thuật toán phức tạp tính giá trị của trang, và sau cùng là xếp hạng. “Con nhện” có thể sẽ làm việc theo cách như sau: Nếu như một trang có từ “Internet” được lặp lại 4 lần và ở trang khác cũng có 12 từ “Internet”, thêm nữa cả hai trang đều có từ “Internet” trong thẻ meta và phần tiêu đề trang thì trang thứ hai sẽ được xếp lên vị trí cao hơn. Thuật toán “con nhện” cũng tính toán và xếp hạng những từ được ghép với từ khác, ví dụ như từ “ôtô”, “phụ tùng ôtô”, “ôtô con”…của trang web một công ty bán ôtô. Vì vậy, để trang web của bạn có độ ưu tiên cao trong bảng xếp hạng bạn hãy chèn thêm các từ khoá thông dụng và phổ biến. Bên cạnh phương pháp lọc tìm theo từ ngữ dạng text, “con nhện” còn xếp hạng trang web theo dạng mã HTML, các file ảnh và audio. Vì vậy, khi đặt tên cho ảnh bạn cũng nên chọn những tên thông dụng và phổ biến. Ví dụ, bạn xây dựng trang web bán ôtô, những ảnh được dùng cho trang bạn nên đặt là car1.jpg, car.jpg, không nên đặt là anh.jpg, anh1.jpg.

4. “Tiêu đề trang (Page Title) là yếu tố sống còn”

Tiêu đề trang thường bị mọi người nhầm lẫn với tên của trang web. Để tránh tình trạng này, bạn nên biết rằng tên của trang tương đương với tên của file, ví dụ: “i.e., abcdefg.htm” - ngược lại tiêu đề trang là một hoặc nhiều từ được hiển thị trên thanh tiêu đề của trình duyệt web.“Tiêu đề trang phải được đặt hấp dẫn để có thể thu hút người đọc nhấp chuột. Bên cạnh những từ ngữ lôi cuốn của tiêu đề thì những từ ngữ miêu tả đi kèm cũng phải hấp dẫn”. Cũng cần phải cân nhắc rằng có nhiều trang cỡ lớn và trung bình hợp thành chứa đầy ảnh, flash, khung và các tính năng khác mà “con nhện” không dễ gì nhận dạng được.

5. Lưu ý tới thẻ meta của bạn :có 2 loại chính: thẻ meta miêu tả và thẻ meta từ khoá.

Thẻ meta miêu tả là những cụm từ, câu văn được soạn cẩn thận, có thể được xuất hiện dưới phần tiêu đề trang khi hiển thị trong danh sách kết quả tìm kiếm. Bởi sức hấp dẫn của những từ ngữ có thể định đoạt việc khách hàng tìm kiếm thông tin có nhắp chuột vào đường link website của bạn hay không. Việc nghĩ ra những từ ngữ dạng text hấp dẫn vô cùng quan trọng. Một số webmasters làm những trang web cho những công ty có sản phẩm tiêu dùng cạnh tranh cao thuê các nhà tư vấn viết thẻ meta miêu tả với hy vọng đọc giả sẽ bị lôi kéo viếng thăm website của công ty.

Thẻ meta từ khoá chứa những từ khoá và cụm từ mà các webmasters đặt vào mã nền tại vị trí đầu trang web. Vào cuối thập niên 1990, “con nhện” thường sử dụng loại thẻ này - chúng được đặt tại phần đầu trang HTML ở phần đầu mỗi trang web. Cùng với Google, một số search engine khác như AOL Search cũng không sử dụng phần mềm sử dụng thuật toán tìm kiếm dựa vào thẻ meta từ khoá.

6. Thiết lập các đường link 2 chiều

“Chất lượng và số lượng website liên kết tới website của bạn có ảnh hưởng tới thứ hạng tại các search engines”, quá trình thu thập các đường link không đơn giản như việc thuyết phục một số lượng lớn các website liên kết tới website của bạn. Những website này phải có chất lượng cao bởi thế trang được tìm đến được search engines coi là “quan trọng”.

Việc thuyết phục các website chất lượng cao liên kết tới site của bạn cũng có nghĩa mọi người sẽ có thể tìm thấy website của bạn mà không cần phải nhờ đến search engine. Đây là một lợi thế bởi mục tiêu chủ đạo của bạn là muốn mọi người biết đến website của mình - được xếp ở thứ hạng cao trong search engine không phải là cách duy nhất để site của bạn được mọi người biết đến.

Quá trình thuyết phục các website khác đặt đường link liên kết tới một domain mới sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nếu bạn có lý do chính đáng và thuyết phục để có được các đường link tới URL của bạn thì cơ hội thành công sẽ cao hơn. Đơn giản hơn là việc “có đi có lại”, bạn cũng sẽ đặt đường liên kết tới các website khác mà bạn muốn nhờ đặt đường link tới site của bạn.

7. Tập trung vào sự trao đổi lẫn nhau

Những đường link 2 chiều thường được các search engines đánh giá cao hơn những đường link một chiều, không tương hỗ lẫn nhau. Một điều mà các nhà quản lý cần cân nhắc là khoảng thời gian yêu cầu để liên hệ với các cơ quan tổ chức khác nhau, đặt vấn đề thiết lập mối quan hệ trao đổi lẫn nhau.

Nếu như bạn không biết rõ về các công ty kinh doanh trực tuyến mà bạn có thể đối thoại, có lẽ bạn nên xem xét bàn luận về vấn đề thanh toán cho dịch vụ trao đổi đường link và các trang cung cấp dịch vụ danh bạ đường link. Có một số người coi việc trao đổi đường link là hữu ích nhưng cũng có những đối tượng có suy nghĩ theo chiều ngược lại.

8. Đánh giá quãng thời gian tồn tại

Nếu bạn muốn một trang web thông thường được xếp hạng cao trong danh sách kết quả tìm kiếm, điều đó có thể được nếu như trang đó được post lên website và tồn tại một quãng thời gian đủ lâu để các search engines có tiếng tăm lọc được và chọn lên hàng đầu. Khối lượng và tính phức tạp của nội dung website đang tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ mà các “con nhện” của các search engine có thể phân loại và liệt kê. Vì vậy, một tiêu chí để các search engine đánh giá website là quãng thời gian mà trang tồn tại trong thế giới internet. Những trang tồn tại được 1 năm hoặc hai năm trở nên luôn được tốp 10 search engine hàng đầu thế giới “tìm thấy”, và vì thế những trang web mới được upload cách đây một vài tuần cũng sẽ được hưởng lợi theo.

9. Cập nhật thường xuyên

Đối với những kết quả liệt kê bao gồm đoạn thuyết minh mang tính nhân văn về nội dung của website, thường xuyên cập nhật thông tin được mọi người đánh giá cao hơn những website tĩnh, không có sự thay đổi về nội dung. Tuy nhiên, kết quả tìm kiếm sẽ bị vuột mất nếu thuật toán tìm kiếm không tính đến thông tin và ngày cập nhất cuối cùng trong bảng ghi điểm xếp hạng. Bởi vậy, khi cập nhật website của bạn thường xuyên mà quên lưu tâm tới 9 điều khác liệt kê trong bài này thì bạn sẽ lãng phí thời gian, website của bạn sẽ không được tính đến bởi bất kỳ thuật toán tìm kiếm xếp hạng nào. Mặt khác, khi update một trang nên tạo các đường link và chèn thêm các từ khoá để trang của bạn sẽ được cộng dồn giá trị trong việc xếp hạng website.

10. Tạo các URL “thân thiện” với các Search Engines

Thông thường các URL của các trang web động (dynamic content - trang web có nội dung động được lưu trong CSDL và được quản lý bằng một hệ thống quản trị nội dung) sẽ chứa các ký tự đặc biệt như “?” hoặc “&” trong quá trình website hoạt động. Nhưng tiếc là các trang web động này thường bị các công cụ tìm kiếm bỏ qua hoặc xếp vào hạng đợi để đánh chỉ mục (index) rất chậm vì nhiều lý do kỹ thuật. Vậy, cần tạo ra các URL trong website mà không chứa các ký tự “?” hoặc “&” để các search engine có thể dò tìm và đánh chỉ mục một cách nhanh chóng.

Do đó, một số webmaster đã “làm mẹo” bằng cách tạo ra các trang web tĩnh theo chủ đề để hạn chế vấn đề này. Lấy ví dụ trường hợp bạn bán nhiều loại thiết bị điện tử để bàn và cầm tay. Bằng cách tạo một trang web tĩnh (một trang "bình thường" không được tạo từ cơ sở dữ liệu) cho thiết bị để bàn và một trang khác cho thiết bị cầm tay, webmaster có thể sử dụng các từ khóa quan trọng trên các trang này và vấn đề kết nối đến các trang động để trưng bày từng sản phẩm. Công cụ tìm kiếm không hiểu được các trang động nhưng sẽ hiểu được trang tĩnh theo chủ đề mô tả và kết nối đến hàng loạt sản phẩm khác nhau.Tuy vậy, đây là cách làm tốn sức và “không thông minh”. Với các thành phần đưa thêm vào máy chủ web, webmaster có thể tạo ra các trang web động mà không chứa các ký tự “?” hoặc “&” thông qua phương pháp được gọi là “viết lại đường dẫn” (URL rewrite). Với phương pháp này, các nội dung động vẫn được quản lý và hiển thị một cách nhanh chóng đồng thời lại “thân thiện” với các search engines, và điều đó tạo điều kiện cho các search engines đánh chỉ mục rất sâu vào website, mang đến khả năng website có thể xuất hiện tốt tại các kết quả tìm kiếm (vì nội dung được đánh chỉ mục nhiều và sớm).

Nếu bạn muốn làm SEO chuyên nghiệp hơn hãy sử dụng dịch vụ seo của công ty WAMP.

Thứ Ba, 2 tháng 11, 2010

Chọn từ khóa cho quảng cáo trên Google

Một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu để có một chiến dịch ppc (pay per click) thành công trên Google chính là chiến lược từ khóa. Việc lựa chọn từ khóa không chỉ đơn giản là chọn một vài từ mà mình nghĩ rằng mọi người sẽ dùng nó để tìm kiếm nhiều nhất.

Xác định mục đích rồi mới tìm từ khóa

Bạn muốn sau khi quảng cáo kết thúc công ty bạn đạt được điều gì (mục đích cuối cùng của chiến dịch) nhận biết thương hiệu, khuyến mãi, tìm khách hàng tiềm năng, bán hàng, giới thiệu sản phẩm mới ... Sau khi biết được mục tiêu bạn mới suy nghĩ tìm từ khóa. Bạn có thể sử dụng công ty từ khóa free của Google như Google keyword tool để tìm kiếm từ khóa và các từ gợi ý.

Chiến lược từ khóa cho công ty nhỏ và ngân sách ít.

cập nhật sau

Chiến lược từ khóa cho công ty lớn và ngân sách lớn.

cập nhật sau

Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2010

Dịch vụ Quảng cáo từ khóa trên Google Adwords

Dịch vụ Quảng cáo từ khóa trên Google Adwords là một hình thức quảng cáo mới. Quảng cáo Google Adwords dựa trên nhu cầu sử dung Google Search. Google Adwords sẽ giúp website của các đơn vị tài trợ được liệt kê ở những vị trí đẹp nhất, ngay trang đầu tiên khi khách hàng tìm kiếm với những từ khóa nhất định


Dịch vụ Quảng cáo từ khóa trên Google (còn được gọi là Quảng cáo Google Adwords) cho phép các nhà tài trợ trả tiền cho Google để được liệt kê ở những vị trí ngay trang đầu tiên khi khách hàng tìm kiếm với những từ khóa nhất định. Điều này sẽ làm cho các nhà tài trợ có thể tiếp thị được website của mình đến đúng đối tượng khách hàng một cách có chọn lọc và hiệu quả nhất.

Chi phí dịch vụ

Chi phí quảng cáo phụ thuộc vào lượng khách hàng bạn mong muốn truy cập vào website và từ khóa bạn chọn để quảng cáo. Nếu ngân sách của bạn càng lớn bạn có thể chọn được nhiều từ khóa đồng thời thu hút được nhiều lần viếng thăm website của khách hàng. Tuy nhiên chúng tôi luôn hướng tới việc tối ưu chi phí cho khách hàng. Vì thế hay yên tâm rằng bạn có thể bắt đầu sử dụng dịch vụ adwords với chỉ 1.000.000 / tháng.

Các gói dịch vụ

Phí quảng cáo

Phí quản lý

Thời hạn đề xuất

Gói Starter

1.000.000 /tháng

100.000 /tháng

3 tháng

Gói Bussiness

2.000.000 /tháng

200.000 / tháng

3 tháng

Gói Ecommerce

5.000.000 /tháng

500.000 / tháng

3 tháng

Ghi chú:

Chi phí cho quảng cáo Google Adwords ở trên chỉ có giá trị tham khảo. Đối với mỗi website và tuỳ thuộc vào các từ khoá khách hàng sử dụng thuộc các lĩnh vực nào mà WAMP sẽ đưa mức chi phí phù hợp cho dịch vụ quảng cáo Google Adwords đối với khách hàng.

Hãy gọi cho chúng: 0986073735 hoặc liên hệ với chúng tôi qua e-mail: contact@wampvn.com